Nhng người tht tr và Liên Minh Người Vit Chng T Nn Buôn Người (VietACT)

 

“Đầu năm 2004, đài truyền h́nh NBC có chiếu phóng sự Dateline về tệ nạn buôn bán trẻ em. Trong phim, có h́nh ảnh những bé gái Việt Nam mới 5 tuổi bị ép hành nghề măi dâm tại Cambodia. Sau khi xem xong phim đó, tôi có những cảm giác kỳ lạ, rất khó chịu. Tôi email cho Linh Mục Nguyễn Văn Hùng, sau đó tôi sang Đài Loan 2 tuần cùng với 2 người bạn. Từ Đài Loan trở về, với tất cả những ǵ được chứng kiến, tôi nghĩ ḿnh cần phải làm một điều ǵ đó.” Cô Tammy Trần Thị Thiện Tâm, chủ tịch và đồng sáng lập tổ chức VietACT, bắt đầu chuyện với phóng viên Người Việt về sự ra đời của Liên Minh Người Việt Chống Tệ Nạn buôn người (VietACT) như thế.

Từ một bức email đơn giản năm 2004, tới nay tổ chức VietACT đă qua nhiều năm hoạt động mạnh mẽ, được nhiều người biết đến, và đă có đủ khả năng gởi t́nh nguyện viên đi Đài Loan để trực tiếp hoạt động chống buôn người - và năm nay, người t́nh nguyện viên sẽ sống ở Đài Loan 5 tháng sẽ là Vũ-Bùi Calix.

Những kư ức không quên

Bằng tiếng Việt sành sỏi, cô Tammy nói, “Tôi có cảm giác cuộc đời ḿnh gắn liền với việc tranh đấu cho những vấn đề về nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em như một ‘cái nghiệp’ vậỵ”

Cô tâm sự, “Tôi nhớ năm tôi 10 tuổi, lần đầu tiên tôi trở về Việt Nam thăm ông bà. Một buổi sớm tôi chứng kiến cảnh một đứa bé gái trạc tuổi tôi bị một người đàn ông ‘làm xấụ’ Khi đó, tôi hoàn toàn không hiểu chuyện ông ta đang làm là ǵ, tôi chỉ cảm nhận rằng đứa con gái đó đang bị làm hại. Tôi nói với bà tôi, ‘Sao ḿnh không gọi cảnh sát?’ Bà tôi bảo, ‘Có gọi họ cũng không tới đâu,’ và bà dắt tôi đi thật nhanh. Tôi cứ ngoái đầu lại nh́n đứa bé. H́nh ảnh đó ám ảnh tôi đến tận ngày naỵ”

Có lẽ chính từ kư ức đó mà khi xem phóng sự “Tệ nạn buôn bán trẻ em” vào đầu năm 2004, Tammy Trần Thị Thiện Tâm đă có những cảm xúc thật mănh liệt, thôi thúc cô phải đến được nơi có những trẻ em, những người phụ nữ đang bị hành hạ, bị lợi dụng về thân xác để là điều ǵ giúp cho họ.

Cô kể với phóng viên Người Việt ấn tượng lần đầu khi cô cùng 2 người bạn đặt chân xuống phi trường Đài Loan. Trong lúc chờ cha Nguyễn Văn Hùng đến đón, Tammy nh́n thấy hai cô gái Việt Nam, một cô ngoài 20, một cô chừng 18. Cô đến hỏi xem họ có cần giúp ǵ không. Hai cô gái có vẻ rất lo sợ. Họ nói họ đă vay tiền bạc từ ở quê để được đưa sang đây (Đài Loan-NV) t́m việc. Họ nói đă đến sân bay từ hôm trước nhưng chưa thấy người đến đón. Khi Linh Mục Nguyễn Văn Hùng đến, ông gọi cho công ty môi giới dựa trên giấy tờ hai cô gái. Lúc người đại diện công ty đó tới, dường như linh cảm sợ hăi điều ǵ mà cô gái nhỏ cứ bám chặt lấy vai Tammy, tỏ vẻ không muốn đi. Nhưng người đại diện đă đẩy họ đi một cách thô bạo và nói thêm với cha Hùng bằng tiếng Hoa, “Đó không phải là việc của ông!”

Ánh mắt và đôi tay bám chặt lấy vai Tammy của cô gái Việt Nam nhỏ tuổi đó lại như một ám ảnh với Tammy. Tiếp theo hai tuần sống cùng với những cô gái, nạn nhân của những vụ bạo hành, đánh đập, hăm hiếp đang tá túc tại văn pḥng của cha Hùng ở Đài Loan, Tammy càng có cái nh́n rơ ràng hơn về thân phận của họ. Cô nói, “Khi chính tai nghe những câu chuyện vô cùng đau thương, chúng ta không thể nào không có hành động. Điều đáng buồn là những tội ác này đang xảy ra thường xuyên hơn. Chúng ta cần quảng bá sự ư thức về tội ác buôn người ngay trong cộng đồng của chúng ta để ngăn chặn vấn nạn nàỵ”

Liên Minh Người Việt Chống Tệ Nạn Buôn Người - VietATC

Từ những bộ phim, những câu chuyện, những h́nh ảnh được chứng kiến về hiện tượng có rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam đă bị bán hoặc lường gạt sang các nước như Đài Loan, Cam Bốt, Đại Hàn, và Mă Lai làm công nhân lao động hoặc gái măi dâm, cô Tammy Trần Thị Thiện Tâm cùng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam lên tiếng và thành lập tổ chức Vietnamese Alliance to Combat Trafficking (VietACT) tức Liên Minh Người Việt Chống Tệ Nạn Buôn Người với sự tham gia của Linh Mục Nguyễn Văn Hùng từ Đài Loan.

Mục tiêu mà VietACT hướng tới là quảng bá sự ư thức về tội ác buôn người ngay trong cộng đồng Việt Nam và t́m cách để ngăn chặn vấn nạn này.

Đồng thời, qua chương tŕnh thực tập hằng năm, VietACT tạo cơ hội và điều kiện đưa một số sinh viên người Mỹ gốc Việt sang Đài Loan, với sự hỗ trợ của Linh Mục Nguyễn Văn Hùng, để làm việc trực tiếp với các nhân viên của văn pḥng giúp đỡ những cô dâu và công nhân lao động Việt Nam khốn khổ tại Đài Loan.

Trong những năm qua, VietACT đă tạo cơ hội cho nhiều sinh viên và thanh niên như Anthony Nguyễn Vinh, Vanessa Vi Nguyễn, Caroline Lê, và Nguyễn Trinh sang làm việc thiện nguyện với các nạn nhân bị ngược đăi trong khoảng thời gian từ một tháng đến nửa năm. Điều đặc biệt là những người trẻ này làm việc hoàn toàn không có thù lao. Tuy gặp hoàn cảnh khó khăn về tài chánh, nhiều lúc bỏ cơ hội công ăn việc làm khác, nhưng khác vọng duy nhất của họ chỉ là làm sao để phục vụ cho cộng đồng và giúp đỡ cho các nạn nhân.

Tuy là một công việc thiện nguyện, nhưng để được chọn làm người đại diện cho VietACT sang Đài Loan làm việc, các ứng cử viên được đ̣i hỏi phải thỏa măn một số yêu cầu như phải có thời gian rảnh ít nhất 4 tuần, làm việc không có lương (VietACT chỉ hỗ trợ visa và vé máy bay), phải ăn chung ở chung cùng các nạn nhân, viết thư nêu nguyện vọng và suy nghĩ v́ sao muốn tham gia công tác đó, và điều quan trọng là ứng cử viên phải biết nói tiếng Việt.

Vũ-Bùi Calix, thiện nguyện viên của VietACT 2009

Năm nay, trong số hơn 30 hồ sơ ứng viên gửi đến, cô Vũ-Bùi Calix đă được chọn đại diện VietACT đến Đài Loan 5 tháng để làm công tác thiện nguyện, giúp những nạn nhân bị rơi vào t́nh trạng buôn bán và nô lệ các vấn đề về luật pháp, tâm lư, và sức khỏe. Cùng với những thiện nguyện viên của VietACT, cô Vũ-Bùi Calix sẽ cung cấp thêm tin tức, đóng vai tṛ báo động t́nh trạng thê thảm của các cô dâu và công nhân lao động Việt Nam tại Đài Loan đang bị lạm dụng t́nh dục và ngược đăi.

Cô Vũ-Bùi Calix tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học Đại Học UC San Diego về ngành Tâm Lư học (Psychology) và bằng thạc sĩ khoa học đại học San Diego State University về ngành Counseling. Ngoài việc học, cô Vũ-Bùi Calix cũng có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành tâm lư gia đ́nh và phục cộng đồng. Đồng thời, việc Calix hoạt động trong tổ chức Vietnamese-American Youth Alliance (VAYA) trong lănh vực ngoại giao với cộng đồng cũng cho cô cơ hội t́m hiểu thêm về vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Người Việt về cảm giác cũng như công việc mà cô sẽ làm trong chuyến đi sắp tới, cô Vũ-Bùi Calix cho biết, “Tôi lấy làm vinh dự khi được chọn vào công việc này. Tôi cảm thấy rất thú vị nhưng cũng rất hồi hộp, bởi tôi sẽ ở đó những 5 tháng. Công việc tôi sẽ làm trong thời gian tới là dạy vẽ, dạy khiêu vũ, xem đó như là một liệu pháp để chữa trị những vết thương, những nỗi đau về tinh thần. Tôi xem đây như một cơ hội để tôi học tập và tích lũy thêm những kinh nghiệm, làm tăng thêm trong tôi nghị lực, sự lạc quan nhằm hiểu thêm sự cảm thông và đoàn kết với người khác.”

Theo anh Anthony Nguyễn Vinh, giám đốc chương tŕnh thực tập của VietACT, “Calix là một người vừa có học vừa có ư chí quyết tâm tranh đấu cho quyền lợi của những người bị ngược đăi cũng như tạo những phương cách làm lành những vết thương tinh thần và đời sống của các nạn nhân.” Trong suốt thời gian 5 tháng, cô Calix sẽ làm việc tại Đài Loan với sự hướng dẫn của Linh Mục Nguyễn Văn Hùng và sẽ ăn ở cùng với các nạn nhân.

Cô Calix sẽ rời California để đến Đài Loan vào cuối Tháng Tám năm 2009 và sẽ ở lại làm việc tại Đài Loan đến Tháng Hai năm 2010.

Khi tuổi trẻ dấn thân v́ những hoạt động mang tính nhân bản, có lẽ mỗi chúng ta cũng không nên là người đứng ngoài cuộc. Hăy cùng đóng góp cho công tác thiện nguyện của cô Vũ-Bùi Calix qua chiến dịch quyên góp dụng cụ nghệ thuật (art supplies) như bút ch́ màu, sơn, keo, giấy, bút lông vẽ, và kéo cắt giấy. Những dụng cụ này sẽ được Calix sử dụng trong các sinh hoạt cùng các nạn nhân với mục tiêu làm lành vết thương tâm lư qua nghệ thuật.

Để biết thêm chi tiết hoặc tham gia các sinh hoạt chống tội ác buôn bán phụ nữ và trẻ em của VietACT, xin quư vị vui ḷng vào trang nhà www.vietact.org hoặc http://vietactintern.blogspot.com/.

http://www.thangmomedia.com/../images/chuyen_muc/vietact.jpg

Cô Tammy Trần Thị Thiện Tâm, chủ tịch và đồng sáng lập tổ chức VietACT, hàng đầu, thứ tư, từ trái, cùng một số thành viên của Liên Minh Người Việt Chống Tệ Nạn Buôn Người (VietACT). (H́nh: VietACT cung cấp)

http://www.thangmomedia.com/../images/chuyen_muc/vietact1.jpg

Cô Vũ-Bùi Calix, đại diện VietACT đến làm thiện nguyện tại Đài Loan năm 2009, “Tôi lấy làm vinh dự khi được chọn vào công việc này. Tôi cảm thấy rất thú vị nhưng cũng rất hồi hộp.” (H́nh: VietACT cung cấp)